Nghệ An: Kinh hoàng sạt lở Quốc lộ 48
- Nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 48 ngày hôm nay, 27/9 đã bị nước lũ ngoạm từng mảng lớn, ăn sạt sâu vào vách núi. Tuyến đường huyết mạch lên miền Tây Nghệ An này như bị mưa lũ băm nát bởi hàng trăm điểm sạt lở, rạn nứt, bong bật, lún lõm…
Sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt Quốc lộ 48 - con đường huyết mạch lên các huyện miền Tây xứ Nghệ
Những cơn mưa lớn, ròng rã trong mấy ngày qua đã nhấn chìm nhiều đoạn trên quốc lộ 48, đoạn đi qua huyện Quỳ Châu (Nghệ An), ngập sâu trong nước. Đặc biệt, từ đêm 26 đến rạng ngày 27/9, khu vực cầu Khe Súng (thuộc km 94+840 quốc lộ 48) bị sạt lở kinh hoàng. Khoảng 200m của đoạn đường này bị nước sông Hiếu ngoạm từng mảng lớn, một số đoạn còn ăn sâu vào vách núi thêm khoảng 8-10m… Giao thông từ huyện Quỳ Châu đi huyện Quế Phong bị cắt đứt hoàn toàn.
Quốc lộ 48 còn phải hứng chịu một số điểm sạt lở khác như: km 49+600, một đoạn 12m đường bị đứt với chiều rộng 14m, sâu 3m; km75+850 bị sạt nặng phần ta luy dương; km99+700 mặt đường hiện xuất hiện những vết nứt dài 5m; km102+811+885 cũng có 2 vết nứt dọc tim đường dài khoảng 8m...
Ngoài ra, quốc lộ 48 còn có hàng trăm điểm sạt lở nhỏ hoặc rạn nứt, bong bật, lún lõm; hàng trăm ổ gà, ổ voi theo đó cũng hình thành. Một số đoạn bùn lấp khắp mặt đường, dày từ 15-20cm kéo dài hơn 200m...
- Nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 48 ngày hôm nay, 27/9 đã bị nước lũ ngoạm từng mảng lớn, ăn sạt sâu vào vách núi. Tuyến đường huyết mạch lên miền Tây Nghệ An này như bị mưa lũ băm nát bởi hàng trăm điểm sạt lở, rạn nứt, bong bật, lún lõm…
Sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt Quốc lộ 48 - con đường huyết mạch lên các huyện miền Tây xứ Nghệ
Những cơn mưa lớn, ròng rã trong mấy ngày qua đã nhấn chìm nhiều đoạn trên quốc lộ 48, đoạn đi qua huyện Quỳ Châu (Nghệ An), ngập sâu trong nước. Đặc biệt, từ đêm 26 đến rạng ngày 27/9, khu vực cầu Khe Súng (thuộc km 94+840 quốc lộ 48) bị sạt lở kinh hoàng. Khoảng 200m của đoạn đường này bị nước sông Hiếu ngoạm từng mảng lớn, một số đoạn còn ăn sâu vào vách núi thêm khoảng 8-10m… Giao thông từ huyện Quỳ Châu đi huyện Quế Phong bị cắt đứt hoàn toàn.
Quốc lộ 48 còn phải hứng chịu một số điểm sạt lở khác như: km 49+600, một đoạn 12m đường bị đứt với chiều rộng 14m, sâu 3m; km75+850 bị sạt nặng phần ta luy dương; km99+700 mặt đường hiện xuất hiện những vết nứt dài 5m; km102+811+885 cũng có 2 vết nứt dọc tim đường dài khoảng 8m...
Ngoài ra, quốc lộ 48 còn có hàng trăm điểm sạt lở nhỏ hoặc rạn nứt, bong bật, lún lõm; hàng trăm ổ gà, ổ voi theo đó cũng hình thành. Một số đoạn bùn lấp khắp mặt đường, dày từ 15-20cm kéo dài hơn 200m...
Sông Hiếu ngoạm sạch một số đoạn của Quốc lộ 48
Các tỉnh lộ khác của Nghệ An như: 598A, 532, 545… cũng đang bị nước lũ xâm chiếm, dâng cao từ 50-60cm so với mặt đường, gây sạt ta luy âm, xói lở đường…
Tại huyện miền núi cao Quỳ Hợp, vào lúc 16 giờ chiều 26/9, hồ chứa nước C17 thuộc xã Minh Hợp đã bị vỡ kết hợp với nước mưa lớn tạo thành nguồn gây lũ quét. Dòng nước lớn này băng qua quốc lộ 48 với cường độ lớn, làm đứt một đoạn đường tại khu vực ngã ba giao với đường 598 (gần cổng Nhà máy đường Nghệ An T&L), cắt đứt hoàn toàn giao thông tại đây.
Vết đứt cắt ngang Quốc lộ 48 tại ngã ba giao với tỉnh lộ 598 (Ảnh chụp lúc 13 giờ ngày 27/9/2009)
Đặc biệt, tối qua và rạng sáng nay, huyện Quỳ Hợp phải hứng chịu một cơn lũ quét trong vòng 2 tiếng đồng hồ làm ngập trên 600 ngôi nhà; 66 cầu cống bị hư hỏng; 79 đập tạm bị cuốn trôi; 12.800m3 đường bị sạt lở… Hiện, các xã Châu Hồng, Châu Quang, Châu Tiến… bị đất, đá, bùn lấp hàng trăm ha lúa, vườn dày gần 1m.
Theo báo cáo mới nhất từ Ban PCLB Nghệ An, tính đến 17 giờ ngày 27/9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 9 người chết và mất tích (Nghĩa Đàn 2, Quỳnh Lưu 1, Diễn Châu 1, Thanh Chương 4, Quỳ Hợp 1); ngô bị ngập có khả năng mất trắng là 3.547ha, rau màu 1.782ha, ao hồ bị ngập 1.500ha, 50 nhà tốc mái và làm hơn 1.317 ngôi nhà bị ngập sâu… Ước tính thiệt hại ban đầu lên tới hơn 66 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An đã tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết, huy động lực lượng khẩn trương thu hoạch phần lúa đã chín; chủ động di dời những hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy hiểm; Tổ chức chằng chống nhà cửa, hướng dẫn nhân dân trong vùng có nguy cơ bị chia cắt dự trữ lương thực thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm thiết yếu…
No comments:
Post a Comment