(Dân trí) - Xã hội đang khá buồn phiền với vấn nạn học để lấy bằng cấp với mục đích không trong sáng. Đào tạo tại chức vô hình dung tiếp tay cho hiện tượng tiêu cực này. Nói cách khác đại học tại chức hiện nay phát sinh từ nạn chạy theo bằng cấp.
Một chiêu quay bài "hiểm" của nữ sinh (Nguồn ảnh internet)
Lâu nay, người ta hay xì xào, bóng gió về hệ đào tạo đại học tại chức với những sự ví von không lấy gì làm hay ho. Đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của những người quản lý giáo dục, nhà khoa học với tinh thần thắn nhiều khi gay gắt về câu chuyện đại học tại chức của chúng ta.
Còn nhớ, cách đây ít lâu, GS Nguyễn Đình Cống đã có bức thư rất thẳng thắn gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với lời lẽ như là “bê từng chảo lửa hắt huỳnh huỵch” (chữ của Trần đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại) vào hệ đào tạo này khiến không ít người không vừa lòng khi ông đặt vấn đề rằng “bức tranh đào tạo tại chức quá đen tối”. Còn Đà Nẵng – Vâng, lại là Đà Nẵng, vừa có ý định không tuyển dụng người có bằng tại chức vào cơ quan nhà nươc của địa phương này.
Trước kia, khi đất nước còn khó khăn thì mô hình đào tạo tại chức tỏ ra phù hợp bởi đã cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu lúc đó trong đó không ít người giỏi giang. Còn hiện nay, khi xã hội cần nguồn nhân lực có trình độ cao, khi mà kỳ thi tuyển sinh ĐH trở thành cuộc thi sát hạch thực sự khốc liệt thì sự tồn tại của mô hình đại học tại chức với kiểu thi đầu vào thoáng đến mức lỏng lẻo quả là một sự vô duyên.
Bởi lẽ, muốn tiếp thu có hiệu quả kiến thức ở trình độ ĐH thì đòi hỏi người học phải có nền tảng kiến thức phổ thông vững chắc ở trình độ khá, giỏi. Thế mới có việc thi tuyển sinh đại học để lựa chọn. Cho dù vẫn còn không ít những phàn nàn về chất lượng đào tạo đại học của chúng ta. Cho dù thực học mới là quan trọng nhất nhưng không vì thế mà cho rằng học hệ đào tạo nào không quan trọng miễn là làm được việc bởi nói gì thì nói tấm bằng đại học chính quy không phải là tất cả nhưng cũng có thể coi là “cái vé” đáng tin cậy trong tuyển dụng.
Mặt khác, xã hội đang khá buồn phiền với vấn nạn học để lấy bằng cấp với mục đích không trong sáng. Đào tạo tại chức vô hình dung tiếp tay cho hiện tượng tiêu cực này. Nói cách khác đại học tại chức hiện nay phát sinh từ nạn chạy theo bằng cấp. Có cơ quan vài năm trước vừ mới báo cáo trình độ cán bộ còn yếu thì năm nay đa phấn khởi thông báo 100% cán bộ đã co trình độ ĐH. Có nghĩa là cán bộ của họ đã được chuẩn hoá nhờ đại học tại chức, chuyên tu, từ xa… đủ các thể loại.
Tiếp nữa, theo quy định hiện hành thì học tại chức vẫn có quyền thi cao học lấy bằng thạc sỹ và làm tiến sỹ. Quy định này có thể tầm thường hoá kỳ thi tuyển sinh đại học cấp quốc gia. Bởi lẽ, nó gần như là hợp pháp hoá bằng cấp cho những người không đỗ đại học.
Có lẽ không phải Bộ GD&ĐT không biết sự bất cập của mô hình đào tạo tại chức, bằng chứng là đã có sự thay đổi khi không gọi là “tại chức” nữa mà gọi là “vừa học vừa làm”. Ngoài cái tên dài hơn thì nội hàm của hai khái niệm này có gì khác nhau đâu vẫn chỉ mô hình của cho những người nhiều khi không có “chức” vẫn “tại” và đến lớp là để “học tại chức quên tại chỗ”.
(Sưu Tầm)
Tin Tức Cập Nhật
Sunday, April 24, 2011
Saturday, April 16, 2011
Wednesday, April 13, 2011
Tại sao phái nữ thường lo lắng về đêm tân hôn?
Các tài liệu thống kê cho thấy rằng 50% các đêm tân hôn thường không thành công như mong đợi của các cô dâu chú rể. Giải thích về điều này, các nhà tâm lý cho biết vì tinh thần và thể trạng mệt mỏi sau tiệc cưới cộng thêm tâm lý hồi hộp, lo âu đặc biệt là của phái nữ. Lý do này có rất nhiều nguyên nhân sâu sa
Sợ vì đã ăn cơm trước kẻng
Chuyện trinh tiết ngày nay đã không còn quan trọng như trước, thế nhưng đây vẫn là nỗi lo sợ đầu tiên của bất cứ cô dâu nào khi nghĩ đến đêm tân hôn của mình. Cho dù chưa phải là lừa dối, nhưng tâm lý tủi thân, mặc cảm lẫn gánh nặng tư tưởng vẫn khiến nhiều người trong số họ phải mang tâm trạng nặng nề trước ngày cưới. Đối với những bạn gái đã thổ lộ và người yêu đã thông cảm cũng như hiểu rõ quá khứ của mình thì không sao. Nhưng đặc biệt với những cô gái vẫn chưa dám bộc bạch điều đó với chồng mình thì đây giống như một trò chơi may rủi mà họ đang tham gia.
“Đêm tân hôn, khi tôi chờ đợi và cũng hồi hộp như bao cô dâu mới về nhà chồng, nghĩ sẽ có một đêm động phòng hoa chúc thật đẹp, thì anh lại lăn ra ngủ. Anh ngủ một mạch đến sáng mới quàng tay ôm lấy người tôi. Cả đêm, tôi thức trắng mà khóc. Tôi thầm ước giá như chuyện đó chưa xảy ra, có lẽ anh không đối xử với tôi như vậy” - (ma_2106…@yh.com).
Tại sao phải che dấu về chuyện trinh tiết? Nếu bạn che dấu điều này với chồng sắp cưới của mình đây sẽ là một gánh nặng tinh thần rất lớn mà bạn sẽ phải chịu đựng suốt cả quãng thời gian đáng lý ra sẽ rất đẹp và hạnh phúc nhất. 90% đàn ông trên thế giới này đều ích kỷ. Thế nhưng 100% họ là không chấp nhận chuyện bị “vỡ lẽ” ngay trong đêm tân hôn của mình.
Không có câu trả lời đúng cho trường hợp này.
Nếu giữ trong lòng, trong đêm tân hôn hay vì một lý do nào đó khác, người đàn ông mà bạn đã gọi là "chồng" phát hiện ra quá khứ cùng những chuyện bạn đang che dấu, thì chắc chắn hạnh phúc gia đình sẽ trên bờ vực thẳm. Bởi KHÔNG một người đàn ông nào chấp nhận chuyện "bị lừa dối" và "vỡ lẽ trong muộn màng".
Nếu bạn nói ra tất cả mọi điều về quá khứ của mình, liệu chàng có còn yêu bạn như trước? Liệu chàng có thất vọng, thay đổi thái độ và lạnh nhạt với bạn? Đánh đổi hạnh phúc không trọn vẹn cho sự thanh thản trong tâm hồn, liệu có xứng đáng?
Hãy tùy vào tình cảm, tùy vào độ sâu của tình yêu, tính cách của anh ấy, sự cảm thông, độ lượng mà hãy quyết định câu trả lời cho mình bạn nhé.
Lo vì chưa có kinh nghiệm
Nếu những cô gái đã “lỡ mất” rồi có nỗi lo của mình, thì những cô gái còn trong trắng cũng có một nỗi lo riêng. Đây là một vấn đề khá tế nhị nên không phải cô gái nào cũng biết nhìn nhận vấn đề một cách thẳng thắn. Một số cô gái trước đêm tân hôn đặt những câu hỏi rất “giản dị”, nhưng không phải là không quan trọng, đại loại thế này: “Mình 22 tuổi và sắp kết hôn, mình không hề có kinh nghiệm trong chuyện đó. Tháng 11 này mình sẽ cưới và đây là điều làm mình lo lắng nhất”. Nếu là bạn, cũng đang trong trường hợp này, tin chắc rằng bạn cũng đang rất thắc mắc điều này.
Một người bạn xin được giấu tên: “Tôi hỏi hết người này đến người khác về chuyện này. Có người cũng kể nhưng cũng rất là dè dặt ngại ngùng. Người thì rất hứng thú khi truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho “đàn em” của mình. Tôi vừa tò mò, vừa muốn phám phá, nhưng bên cạnh đó cũng tưởng tượng ra khung cảnh sợ hãi, đau đớn trong đêm tân hôn.”
“Không có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào, cho nên những nỗi lo lắng của bạn chỉ là những nỗi lo tưởng tượng. Nhưng những nỗi lo “tự có” này mới chính là những nỗi lo đáng sợ nhất” – Tom Hilfigher (Biên tập của Wedding Night). Bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị tinh thần rất đơn giản và hiệu quả của các cô dâu đi trước sau đây:
Chuyện động phòng không phải là một thủ tục nhập môn trong đời sống vợ chồng. Bạn phải cảm thấy khao khát điều đó. Hãy thử tưởng tượng sau biết bao nhiêu sóng gió và khó khăn, bạn và chàng cuối cùng cũng đã đến được với nhau. Hồi hộp và lo âu là tốt. Hãy cố gắng cân bằng chuyện đó. Bạn phải giữ được “lửa” của mình cho tới khi bước vào “động phòng”.
- Đừng giữ một kiến thức eo hẹp về chuyện này. Bạn có thể tâm sự, nghiên cứu, đọc thật nhiều những kinh nghiệm được chia sẻ trên mạng để không phải gặp những tình huống khiến cho đêm tân hôn của hai bạn “mất đẹp”.
- Chọn phòng tân hôn thật kỹ và thú vị. Đó phải là một nơi khiến hai bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Ngượng ngùng vì những khuyết điểm trên cơ thể
Có người xem ngày động phòng hoa chúc là hạnh phúc tuyệt vời cuối cùng sau bao nhiêu thăng trầm mới có được. Có người lại xem đó là một thực tế khiến họ e ngại không muốn cả chuyện “động phòng”. Phụ nữ thích đẹp và họ luôn muốn người khác giới phải thấy mình đẹp, đặc biệt là người chồng của mình. Những khuyết điểm sau lớp vải có thể làm họ lo lắng đến mất ăn mất ngủ trước ngày cưới. Sự ngại ngùng và e dè này có thể làm hỏng cả một buổi tối lãng mạn, và gây ra những hiểu lầm rất đáng tiếc.
Thế nhưng bạn thân mến, nỗi lo hay sự ngại ngùng này không hề làm ảnh hưởng tới đêm tân hôn của hai bạn. Vì lần đầu “quan hệ” bạn gái nào cũng hết sức bỡ ngỡ, lạ lẫm, thậm chí sợ hãi, dù là với người mình yêu. Chính tâm lý đó khiến họ bị ức chế, không thoải mái và không sẵn sàng cho cảm xúc yêu đương. Điều này sẽ làm cho sự gần gũi thêm khó khăn, thậm chí là đau đớn.
Tâm lý mặc cảm hay ngại ngùng của bạn sẽ tan biến vĩnh viễn nếu bạn đã thực sự sẵn sàng và tự tin cho đêm đầu tiên của mình. Bạn cũng có thể tự tạo sự tự tin cho mình bằng cách áp dụng những phương pháp làm đẹp trước khi cưới. Điều này là hoàn toàn cần thiết và quan trọng. Hãy tới một viện spa và chăm sóc vẻ đẹp của mình hoàn hảo nhất để dành riêng cho đức lang quân của mình nhé.
Sợ cảm giác mệt mỏi sau ngày cưới
Không lo lắng về bất kỳ điều gì ở trên, những cặp vợ chồng khác lại sợ mệt mỏi và cảm giác phải “tân hôn” trong trạng thái chỉ muốn lăn ra ngủ. Các chuyên gia cho rằng đây mới là nguyên nhân chính yếu dẫn tới đêm tân hôn không khác gì một đêm phục vụ cho giấc ngủ của những đôi mới cưới. Có những cô dâu có kỉ niệm về đêm tân hôn của mình chỉ là hai vợ chồng ôm nhau ngủ, hay đếm tiền mừng. Chính những điều này làm những cô dâu ở “thế hệ sau” cảm thấy giấc mơ của mình tan như bọt biển. Họ sợ tâm trạng của mình sẽ bị ảnh hưởng bởi lễ cưới. Chưa kể cảm giác quá kiệt sức sau khi phải chuẩn bị cả ngày chời khiến họ lẫn chú rể không thể làm chủ được tinh thần của mình.
Bạn cần có ý thức giữ gìn sức khoẻ trong suốt quá trình chuẩn bị hôn lễ. Nhất là chú rể phải kiên quyết tránh uống nhiều rượu, bia trong tiệc cưới vì khi say xỉn mà động phòng thì rất nguy hiểm, nhất là với những người có bệnh lý tim mạch.
Hơn nữa, xin đừng nôn nóng và tự ép mình vào “nguyên tắc” là phải động phòng ngay trong đêm tân hôn. Bởi từ nay hai bạn đã hoàn toàn thuộc về nhau. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, chưa sẵn sàng cho chuyện đó thì hãy cùng biến đêm tân hôn thành đêm để hai bạn tâm sự cùng nhau trong tiếng nhạc du dương và trong vòng tay êm ái của người bạn đời.
Thực sự thì sẽ có nhiều người không quan trọng hóa chuyện động phòng hoa chúc, nhất là khi họ đã “vượt rào” từ trước. Nhưng bạn hãy nhớ, kết hôn mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng và quan trọng. Đây sẽ là cột mốc đánh dấu và sẽ còn ảnh hưởng rất lâu dài với hai bạn sau này.
Theo Marry
Trai 30, đừng “ôm cây đợi thỏ”
Bạn có biết, ở tuổi 35, nhiều người đàn ông không còn quẩn quanh với những ý tưởng, những dự định và kế hoạch trong đầu nữa, họ đã hoàn thành xong những việc quan trọng trong đời?
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta nghĩ rằng mình còn rất trẻ (nhất là khi xem quảng cáo) nhưng tuổi 30 không phải tuổi 20. Nếu bạn không đi đúng hướng để đạt được những điều mình muốn, nếu bạn vẫn chưa làm những việc đáng ra đã phải làm, thì mọi chuyện sẽ chẳng bao giờ như ý, trừ phi bạn thôi không ảo tưởng và vỗ về bản thân, hãy bắt đầu những việc quan trọng ngay bây giờ.
Bạn không tự nhiên có được công việc mơ ước
Sự nghiệp thành đạt cần lao động chăm chỉ. Ước mơ lớn còn cần nhiều hơn thế. Theo một thống kê mới đây, bạn cần 10.000 giờ đồng hồ luyện tập để có thể thành thục một kỹ năng nào đó, thiên tài cũng cần nỗ lực bên cạnh sự thông minh thiên bẩm. Sẽ không thể thành công nếu bạn chỉ bước đi uể oải trên con đường đã chọn nhưng lại luôn mơ ước những điều xa xôi, mơ hồ.
Mỗi ngày hãy làm việc ở mức tối đa và trở thành người mà bạn mong muốn ngay từ lúc này. Bạn sẽ không bao giờ có được điều mình muốn nếu không dồn hết tâm sức vào những mục tiêu lớn trong đời.
Tình yêu không tự nhiên đến với bạn
Nếu bạn định để tình yêu đến một cách hoàn toàn tình cờ và hi vọng số phận sẽ an bài mọi thứ cho mình thì thật ảo tưởng. Hãy gặp gỡ những đối tác tiềm năng, nếu bạn cứ quanh quẩn với những mối quan hệ hời hợt, không có tương lai thì một ngày sẽ bất ngờ nhận ra mình là người đàn ông duy nhất còn cô độc.
Bạn không giàu sụ sau một đêm
Hãy học cách tiết kiệm và đầu tư khôn ngoan. Giàu có không tự nhiên rơi xuống, và bạn không tự nhiên kiếm được nhiều tiền.
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vời nếu nghỉ hưu mà có 20 tỉ trong tài khoản. Nhưng bạn có thấy những người đàn ông có 20 tỉ trong ngân hàng nói rằng họ sẽ về hưu không? Không, họ không ngừng làm việc. Bạn có thấy họ nói chuyện như những ông già cổ lỗ sĩ không? Không, họ luôn cập nhật cái mới và cố gắng theo kịp thời đại. Hãy học theo cách làm của họ.
Ngay từ bây giờ hãy học cách tiết kiệm và đầu tư hiệu quả. Hãy lên kế hoạch tiết kiệm tiền và lắng nghe những lời khuyên từ các chuyên gia tài chính.
Sức khỏe không phải lúc nào cũng tốt
Những năm về sau, bạn càng lúc càng thấy khó khăn để giữ nguyên phong độ. Càng ngày việc chạy bộ, đạp xe, leo núi càng trở nên khó khăn. Hãy thay đổi những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe trước khi bạn thấy những dấu hiệu của tuổi già bắt đầu xuất hiện như tóc thưa dần và trao đổi chất diễn ra chậm hơn.
Nên tập thể dục, khám bệnh định kỳ, chăm sóc cơ thể đều đặn. Không uống rượu như khi bạn còn là cậu thanh niên 21 tuổi nữa. Cơ thể bạn sẽ “ghi nợ” những lúc bạn bắt nó hoạt động quá tải và trừng phạt bạn về sau.
Đừng thờ ơ với cuộc sống của mình
Nghĩ về những thay đổi lúc tuổi già, bạn thấy thật thất vọng. Nhưng không nhìn trước những nguy cơ sẽ khiến chúng xảy đến nhanh hơn. Hãy hiểu rằng tuổi trẻ ra đi không trở lại, vì vậy, đừng để thời gian trôi qua vô ích và thờ ơ với cuộc sống của chính mình một phút giây nào.
Theo AM
Monday, April 11, 2011
NẮNG
T uổi thơ tôi lứon lên cùng những ngọn đồi, dòng suối, những con đường, những cánh đồng bát ngát trong cái nắng chói chang. Những buổi lon ton theo mẹ đi làm, nắng đốt cháy lưng. Những trưa hè đi bắt ve, bắt cào cào, châu chấu có khi xắn quần lên quá gối, chạy trên ruộng ướt, nắng để lại ngấn trên đùi. Hè nóng nực đã quá quen với cảnh mồ hôi ra như tắm.
Nhọc nhằn vì nắng, nghịch ngợm dưới nắng suốt hè này qua hè kia lại tới, vậy mà không nhận thấy cái nắng ghê người mà sợ...
Dạo này, đi học quen rồi, mỗi dịp về hè bỗng ngại khi phải đi dưới nắng. Ngày nhàn việc mẹ thường hay ra suối mò ốc, ngao ngoài suối về nấu cho ăn. Em tôi cười hỏi: "Anh có đi với mẹ không?". "mò thì có gì khó, ngày xưa tao chả đi mò suốt đó àh!". Vâng! nhưng đó chỉ là ngày xưa. Bây giờ bắt đầu ngại nắng, tôi không mấy hồ hời lội xuống nước, đứng giữa dòng nước trong veo nhưng bỏng rát vì nắng...
Rồi lên trường TP.Vinh chen chúc nhà, chen chúc người, đặc khói bụi...cái nắng nắng dường như ngột ngạt, gay gắt hơn. Đi học, ở ký túc đều trong phòng, quạt điện quay không nghỉ. Ngồi nhìn ra ngoài, chỉ thấy chói chang, không muốn đi đâu nữa. Không còn những trò chơi trong nắng, cũng ít phải lao động dưới nắng. Trên các nẻo đường, con gái hầu như ai cũng bịt mặt, đeo găng tay vì sợ nắng. Vẻ tự nhiên mất đi, chẳng ai nhận ra ai, chỉ thấy dòng người, động cơ dịch chuyển gấp gáp. Người nọ lướt qua người kia, vô hồn...
Mỗi lần nhớ quê, tôi lại thấy hiện lên bao khuôn mặt mong chờ nắng những ngày mùa. Trong lúc học sinh ngồi trong phòng để hoc-ăn-chơi-ngủ thì ở quê, người người "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" dưới cái nằng như rang. Họ cấy dưới nắng, chăm sóc hoa mầu dưới nắng. Họ còn phải thay trời làm mưa cho ruộng đồng khi nắng hút nước đến cạn khô. Chợt nghĩ: Cha mẹ, bà con mình lao động nhọc nhằn triền miểntong nắng;mình làm vài buổi lao động có thấm tháp gì đâu! Hè qua rồi hè lại tới. Chúng tôi về quê làm bạn với nắng. Để rồi, khi tới trường, lại nghe lời kêu của bạn bè: "sao về nhà an dưỡng mà đen và gầy thế?" chỉ cười! Cũng vì quen nắng, bỗng thấy mình khoẻ ra. Lại thấy nắng không đến mức gay gắt như mình vẫn ngồi trong phòng mà hình dung. Đôi lúc nhớ quay quắt tuổi thơ, ước thời gian quay trở lại để được nghịch ngợm, đùa vui dưới nắng mà vẫn không ngại, không sợ cái màu vàng đến chói chang của nắng hè.
TP.Vinh, 19-10-2004
Anh Dinh GTVT
Thursday, April 7, 2011
Saturday, April 2, 2011
Đồ Án Tốt Nghiệp Đường Bộ 2011
http://www.mediafire.com/?jm5jj2iq7x1y9qf
http://www.mediafire.com/?2c9z6nncnnjab2k
http://armorgames.com/play/4071/warfare-1944
http://www.mediafire.com/?2c9z6nncnnjab2k
http://armorgames.com/play/4071/warfare-1944
Subscribe to:
Posts (Atom)