Thứ sáu, 08 Tháng 1 2010 15:18
(Hoàng Nam) Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt . Trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng.
***************************
Sức mạnh trên biển của mỗi quốc gia được đo đạc bằng sức mạnh hải quân và không quân. Trên chiến trường này, quân số không có nhiều ý nghĩa so với mức độ hiện đại của các loại phương tiện, vũ khí, và khí tài chiến tranh, và khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, vị trí địa lý của các căn cứ quân sự và năng lực hậu cần.
Trung Quốc là nước sức mạnh tấn công lớn nhất trong khu vực xung quanh Biển Đông và khả năng đó tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Lực lượng hải quân của Trung Quốc lên tới 255.000 quân với 75 đơn vị tham chiến, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại lớn và loại vừa và khoảng 70 tàu tuần tra có trang bị tên lửa, các radar Sky Wave và Surface Wave OTH; 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp SHANG loại 093 và một tàu SSBN lớp JIN, 4 tàu SSN lớp HNN và SSBN lớp XIA và khoảng 13 tàu ngầm chạy bằng động cơ diezel, nước này vẫn tiếp tục tập trung đầu tư trang bị cho lực lực hải quân của mình. Gần đây Trung Quốc đã tiếp nhận 2 tàu khu trục lớp LUYANG II thuộc loại 052C, 2 tàu khu trục lớp LUZHOU thuộc loại 051C có trang bị tên lửa tầm xa đất đối không SA-N-20 của Nga, 4 tàu khinh hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp JIANGKAI II lớp 054A. Trung Quốc cũng tiếp tục thiết kế tàu chiến lớp HOUBEI loại 022. Hơn 40 tàu tuần tra loại này đã được đưa vào sử dụng. Mỗi tàu có thể mang được 8 tên lửa hành trình đối hạm YJ-83. Đồng thời, Trung Quốc dự kiến sẽ trang bị các tàu ngầm tấn công lớp YUAN. Hiện tại một tàu lớp này đã được đưa vào sử dụng, một chiếc khác đang trong giai đoạn chạy thử và sẽ đóng thêm 15 tàu ngầm lớp YUAN.[1]
Lực lượng không quân Trung Quốc hiện có khoảng 330.000 quân[2] với 490 máy bay như loại máy bay đánh chặn F-7/FISHBED và F-8II/FINBA, 23 máy bay Su-30MK2/FLANKER cho tác chiến trên biển tầm xa. Trung Quốc đã triển khai 8 tiểu đoàn SAM tầm xa (200 km) SA-20 PMU-2 của Nga và Trung Quốc sẽ nhận thêm 8 tiểu đoàn loại này nữa trong vòng 2 năm tới. Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục tập trung phát triển loại máy bay cảnh báo sớm (AEW&C) bao gồm KJ-200 và KJ-2000 để tăng cường khả năng trinh sát trên biển; đồng thời, dự định mua Su-33, 34 máy bay vận tải IL-76 và 4 máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga.[3] Đáng chú ý là các lượng lượng hải quân và không quân của Trung Quốc có thể hiệp đồng tác chiến thông qua một hệ thống vệ tinh hiện đại. Trung Quốc có hệ thống vệ tinh do thám phục vụ cho quân sự như: vệ tinh Yaogan 1,2,3,4,5, vệ tinh Haiyang-1B vệ tinh CBERS-2 và 2B. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ lắp đặt thêm 8 vệ tinh mới. Hiện tại, Trung Quốc đang sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Bắc Đẩu-1; dự kiến, năm 2011, Trung Quốc sẽ triển khai Bắc Đẩu-2.[4]
Báo cáo cho Quốc hội Mỹ về “Hiện đại hóa Hải quân của Trung Quốc: Hệ lụy cho các khả năng hải quân của Mỹ” năm 2009 cho biết “các nỗ lực hiện đại hóa hải quân bao gồm nhiều chương trình xây dựng vũ khí, bao gồm tên lửa đạn đạo chống tàu chiến, tên lửa đất đối không, mìn, máy bay, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tuần tra, và các tàu đổ bộ. Đáng chú ý nhất là báo cáo cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu chương trình xây dựng tàu sân bay. Hiện tại Trung Quốc bắt đầu đào tạo 20 phi công lái máy bay cho tàu sân bay, và đang đàm phán với Nga để mua 50 máy bay Su 33.[5] Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đầu năm 2009, các chuyên gia của Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ không có được tàu sân bay tự đóng có khả năng hoạt động tốt, cùng với đội tàu kèm theo trước 2015. Tuy nhiên, thay đổi trong khả năng đóng tàu của Trung Quốc và sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể thay đổi tiến trình này. Trung Quốc dự kiến xây dựng nhiều tàu sân bay từ 2020.[6] Đây thực sự là diễn tiến đáng lo ngại cho các quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông. Với khả năng và phạm vi hoạt động của tàu sân bay, hỏa lực, khả năng tác chiến và hậu cần của hải quân Trung Quốc tăng lên gấp bội. Căn cứ quân sự - quốc phòng của các nước khác trên các đảo tại Biển Đông không còn khả năng phòng thủ.
Đài Loan có một hệ thống phòng thủ hải – không quân mạnh. Mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục buộc Đài Loan liên tục tăng cường các khả năng phòng vệ. Chính quyền Đài Loan ưu tiên phát triển các khả năng hải quân và không quân với sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Năm 2008, chính quyền Mỹ thông báo họ đã thông qua hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ USD. Một phần của hợp đồng này được đề xuất từ năm 2001, nhưng bị dừng lại do sự phản đối từ Quốc hội Đài Loan và từ phía Trung Quốc.[7] Như vậy, những vũ khí mới nhất mà Đài Loan mua được từ phía Mỹ gồm: 330 tên lửa Patriot hiện đại (trị giá 3,1 tỉ USD), 30 máy bay trực thăng tấn công Apache, và 32 tên lửa Harpoon, và 182 tên lửa hành trình Javeliin, và 4 hệ thống E-2T.[8] Hiện nay, lực lượng hải quân của Đài Loan gồm 45.000 lính, được trang bị 4 tàu ngầm (loại Hai Lung và Hai Shih), 26 khu trục hạm và 22 tàu chiến, 70 tàu tuần duyên, 12 tàu phóng và phá ngư lôi, 2 tàu đổ bộ. Lực lượng không quân gồm 55.000 lính với 478 máy bay chiến đấu các loại và 34 trực thăng.[9] Lực lượng tên lửa gồm 6 hệ thống tên lửa đất đối không SAM; 6 hệ thống tên lửa PAC -3; 6 hệ thống Tien Kung (Sky Bowl)
Malaysia có lực lượng hải quân và không quân đáng gờm trong khu vực. Lực lượng hải quân của nước này gồm 14.000 quân[10] và đây là một lực lượng nhận được nhiều ưu ái của chính phủ. Mặc dù hiện nay Ma-lai-xia đang sở hữu một lực lượng tàu chiến khá lớn nhưng Malaysia vẫn tiếp tục đề ra những chủ trương phát triển mới mẻ hơn. Đặc biệt và đáng lưu ý nhất là dự án mua 2 tàu ngầm lớp “Scorpene” chạy bằng động cơ diesel. Ngày 03/9, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã chính thức về tới Malaysia, đến ngày 17/9 tàu này sẽ về tới căn cứ tàu ngầm tại vịnh Sepanggar. Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a Ahmad Zahid đã nhấn mạnh, Ma-lai-xi-a sẽ đề xuất đóng thêm các tàu ngầm mới trong tương lai nếu cần thiết và tài chính cho phép.[11] Điều này chứng tỏ rằng, việc phát triển một hạm đội tàu ngầm đã và đang được Malaysia tiến hành. Đồng thời, hải quân Ma-lai-xi-a cũng đang xem xét khả năng mua trực thăng tuần tra của Hãng Embraer và Lockheed Martin, cũng như kế hoạch mua máy bay không người lái phục vụ tuần tra ở khu vực eo biển Ma-lắc-ca và biển Đông.
Không lực của Ma-lai-xi-a gồm 15.000 quân[12] được hiện đại hóa với những hợp đồng mua trang thiết bị, vũ khí trị giá hàng triệu đô-la với Nga, Pháp và Mỹ. Từ đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Ma-lai-xi-a đã xúc tiến một số dự án mua sắm trang bị như: dự án mua 18 máy bay chiến đấu Su-30MKM mà Ma-lai-xi-a đã ký với Nga tháng 8 năm 2003 với tổng trị giá 900 triệu USD. Trong đó, 6 chiếc đã nhận hồi tháng 09 năm 2007, tiếp đó nhận 6 chiếc vào tháng 11 năm 2008 và 6 chiếc còn lại sẽ nhận vào cuối năm 2009; dự án mua 12 máy bay trực thăng EC-725 của hãng Eurocopter trước năm 2011 để thay thế số máy bay trực thăng loại Nuri S61A-4 đã hết hạn sử dụng; từ năm 2013-2014, không quân Ma-lai-xi-a sẽ tiếp nhận 4 máy bay A-400M của hãng Airbus và một số dự án máy bay khác như: mua 08 máy bay cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC), dự án nâng cấp máy bay F/A-18D.[13]
Ngoài những dự án quan trọng trên, Ma-lai-xi-a đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội. Ngày 3 tháng 8 năm 2009, hãng thông tấn (Bernama) của Malaysia cho biết, đầu năm 2010, quân đội nước này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) loại Aludra. Mà quân đội Malaysia đã triển khai tại khu vực bờ biển Pandanan và Sipadan. Về hệ thống vệ tinh, hiện Ma-lai-xi-a đã đặt mua 9 ra-đa tác chiến của Mỹ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát khu vực biển Xa-ba. Loại ra-đa này có chức năng thu thập hình ảnh và truyền dữ liệu về sở chỉ huy tác chiến.
Sức mạnh tấn công trên biển của Việt Nam tương đối hạn chế, cơ cấu lực lượng thiên về hướng phòng thủ. Về hải quân, Việt Nam đang dần hiện đại hóa về số lượng và chất lượng để tăng khả năng chiến đấu cho lực lượng hải quân 13.000 quân[14] của mình. Điển hình như việc Việt Nam tự đóng 3 tàu chiến cỡ nhỏ, đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tân trang lại ba tàu chiến loại Petya và hiện đại hóa hệ thống ra-đa cứu hộ bờ biển.[15] Việt Nam đang chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải như việc đặt mua thêm 2 tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm Gepard, cải tiến tàu Molnya, BPS-500… Theo các nguồn tin nước ngoài, Việt Nam đã thương thảo với Nga để mua 6 tàu ngầm tấn công Kilo lớp 636 chạy bằng diesel để tăng cường khả năng phòng thủ.[16] Về không quân, Việt Nam đang tăng cường hiện đại hóa cho lực lượng không quân gồm 30.000 quân[17] của mình. Hiện, Việt Nam có khoảng 64 máy bay công kích (Su-22, 27, 30), 140 máy bay chiến đấu MIG-21, 26 chiếc trực thăng vũ trang Mi-24, 4 chiếc máy bay trinh sát biển Be-12.[18] Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Việt Nam có vẻ chưa cho phép Việt Nam đặt mua thêm 8 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK mà không lực Việt Nam đang cần để bổ sung vào 4 chiếc Su-30S Việt Nam đã mua vào năm 2004.[19] Có vẻ như đối với Việt Nam, những trang thiết bị phòng thủ của phương Tây là những món đồ đắt tiền. Tuy nhiên, sự sửa đổi những điều khoản trong Các Quy tắc Lưu thông Vũ khí Quốc tế của chính phủ Mỹ tháng 4/2007 cho phép Mỹ xem xét việc xuất khẩu những vũ khí không gây tử vong cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, mở đường cho các cuộc đàm phán sơ bộ về khả năng bán các trực thăng Chinook CH-47D. Về hệ thống vệ tinh, tháng 4 năm 2008, công ty Arianespace của Pháp đã phóng vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, Vinasat-1, từ căn cứ ở Korou, French Guiana. Vệ tinh Vinasat-1 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ độc lập và an ninh của quân đội Việt Nam cũng như các thông tin vệ tinh dân sự.
Khả năng tấn công và phòng ngự của Phi-lip-pin trên Biển Đông hiện nay là rất yếu so với Trung Quốc và Ma-lay-sia. Về hải quân, theo chương trình hiện đại hóa quân đội Phi-líp-pin, lực lượng hải quân gồm 24.000 người[20] của nước này có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017. Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Phi-líp-pin, sẽ phải mất thêm 2 đến 3 năm nữa để các thiết bị này về tới Phi-líp-pin. Về không quân, không lực với 16.000 quân[21] của Phi-líp-pin vừa được trang bị trực thăng chiến đấu có khả năng tác chiến bàn đệm song không phải dành cho chiến lược của Phi-líp-pin trên biển Đông mà để đáp ứng các nhiệm vụ giải quyết lực lượng quân nổi dậy ở miền Nam nước này. Vừa qua, Phi-líp-pin đã tiếp nhận một số trực thăng chiến đấu UH-1H. Năm 2008, Phi-líp-pin đã không thành công với kế hoạch mua 6 trực thăng chiến đấu MD530F loại một động cơ của tập đoàn MD Helicopters. Phi-líp-pin đang cân nhắc việc mua hơn 10 trực thăng AH-1 Cobra mà hải quân Mỹ đang sử dụng. Nhiều khả năng hợp đồng mua sắm máy bay AH-1 Cobra sẽ được hai bên thực hiện vào cuối năm 2009. Ngoài ra, Phi-líp-pin cũng đang nhận được lời đề xuất nâng cấp các máy bay AH-1 của nước này từ I-xra-en.[22]
Tương quan lực lượng khu vực(2007)
Lực lượng quân sự của Bru-nây không phải là mối đe dọa cho lực lượng quân sự của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Quân đội Bru-nây có 7.000 lính trong đó quân số của lục quân là 4.900, của hải quân là 1.000 người, và không quân là 1.100.[24] Ngân sách quốc phòng của B-ru-nây còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trước sức nóng của tình hình trên biển Đông B-ru-nây đang tìm cách hiện đại hóa và kiện toàn sức mạnh quân sự của mình. Ngày 12/10/2008, Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, thăm Nga và có các cuộc gặp với các quan chức của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport để đàm phán về khả năng mua vũ khí của Nga trong tương lai. Tháng 6/2009, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu tuần tra đầu tiên lớp mới dùng cho hải quân Brunei đã được bắt đầu. Tính đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công ty nào cũng như lãnh đạo Bru-nây khẳng định chính thức việc kí kết hợp đồng đóng tàu, tuy nhiên các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức cho rằng xưởng đóng tàu của Đức đã nhận được đơn đặt hàng đóng một vài tàu tuần tra từ quốc vương Brunei.
Tóm lại, so sánh từ mọi góc độ của sức mạnh, chúng ta thấy Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế và ngân sách quốc phòng của nước này. Điều đáng chú ý là hiện nay, có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng. Trung Quốc luôn lập luận rằng, nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là nhằm mục tiêu phòng thủ. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều biểu hiện phô diễn sức mạnh, tăng cường sự hiện diện quân sự ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, và quan chức quân sự nước này công khai nói đến các ý định tiếp tục nâng cấp thực lực quân sự - quốc phòng. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã đã gửi tàu chiến đến vịnh Aden tham gia tấn công cướp biển, tích cực triển khai kế hoạch xây tàu sân bay với tham vọng trở thành cường quốc hải quân. Các học giả Trung Quốc bắt đầu bàn luận về các khả năng triển khai các căn cứ quân sự ở nước ngoài
Tin Tức Cập Nhật
Sunday, October 10, 2010
Báo Anh đánh giá về quan hệ Mỹ-Việt trước ảnh hưởng của Trung Quốc
Thứ tư, 08 Tháng 9 2010 00:00
Những tham vọng mà Bắc Kinh đang đặt cược vào vấn đề Biển Đông đã khiến cho toàn bộ khu vực, Mỹ, đồng minh cảm thấy dường như Trung Quốc đã thực sự bước lên sân khấu tham gia cuộc chơi một cách công khai, mạnh bạo không còn “ẩn mình” như lời dạy của Đặng nữa. Tuy nhiên, điều đó lại tạo nên sự đoàn kết trong ASEAN, sự thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minh mà Mỹ đã thiết lập trong khu vực, thậm chí Mỹ còn tìm kiếm sự hợp tác trên tất cả các mặt với những quốc gia mà trước đây từng là cựu thù của Mỹ. Sự đoàn kết, liên minh, hợp tác đều với mục đích: cân bằng và kiềm chế những tham vọng thái quá của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ Guardian ngày 31/8 có đăng bài "Vietnam, unlikely US all" của tác giá Mark Tran, cựu phóng viên thường trú của báo này tại Mỹ (1984-1999). Sau đây là nội dung bài viết.
Tác giả cho rằng, Mỹ ngày càng tự mình gắn kết với kẻ thù cũ là Việt Nam nhằm đối phó với việc Trung Quốc khẳng định quyền bá chủ khu vực. Sự có mặt của tàu USS George Washington ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi đầu tháng 8 đã cho thấy việc nối lại tình hữu nghị ngày càng đậm sâu giữa hai cựu thù trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.
Sau 35 năm kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, chuyến thăm này đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, chuyến thăm của tàu USS George Washington cũng gửi tới Trung Quốc một thông điệp chính trị rõ ràng, đó là Mỹ cũng có lợi ích tại nơi mà Trung Quốc coi là sân sau của mình. Chỉ vài ngày sau đó, Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đã đề cập tới những lợi ích đó trong chuyến thăm Philíppin. Ông Robert Willard nói với các phóng viên rằng quân đội Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên biển Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ diện tích 3,5km2 Biển Đông trong đó có các quần đảo tranh chấp mà Việt Nam, Đài Loan, Malaixia, Brunây và Philíppin cũng tuyên bố chủ quyền. Quân đội Trung Quốc đã chiếm các hòn đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam năm 1974 và đánh chìm tàu hải quân của Việt Nam trong cuộc chiến trên biển năm 1988. Gần đây hơn, Trung Quốc đã bắt giữ các ngư dân của Việt Nam, đe doạ các công ty dầu khí đa quốc gia hoạt động trên vùng nước của Việt Nam, tăng cường tập trận hải quân và thiết lập một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam. Hiện nay quần đảo Trường Sa cũng đang bị tranh chấp. Khu vực này có các tuyến đường biển náo nhiệt và Trung Quốc cho rằng khu vực này có trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ khoảng 17,7 tỷ tấn.
Trung Quốc đã đặt cược vào Biển Đông khi gần đây tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của nước này, ngang hàng với tuyên bố của nước này về Đài Loan và Tây Tạng. Những bình luận của ông Willard cũng đã củng cố những tuyên bố mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra hồi tháng 7 đã làm Trung Quốc khó chịu. Bà Clinton tuyên bố rằng Mỹ có "lợi ích chiến lược" trong việc chứng kiến các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết thông qua "tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền". Sự hiếu chiến của Trung Quốc đã đẩy Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Mỹ và Việt Nam đã tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng đầu tiên tại Hà Nội ngày 19/8 và được đánh giá là một điểm bước ngoặt trong các mối quan hệ giữa hai cựu thù. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia nhận định: "Sự hiếu chiến về quân sự của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương và Biển Đông tạo ra một động lực để tăng cường hợp tác quân sự Mỹ-Việt. Cả hai nước có lợi ích chung trong việc ngăn chặn Trung Quốc hay bất kỳ nước nào thống trị các tuyến đường biển thương mại cũng như thực thi tuyên bố chủ quyền bằng áp lực. Việt Nam coi sự hiện diện của Mỹ như hàng rào chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc".
Kế tiếp sau đối thoại quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ thăm Việt Nam vào tháng 10/2010. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của ông Gates với các đối tác Việt Nam chỉ trong 2 năm và dự kiến 2 nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán quân sự (military-to-military talks) vào cuối năm 2010. Theo giáo sư Thayer, việc bán vũ khí, thiết bị và công nghệ quân sự vào thời điểm này chưa thể diễn ra song nhiều khả năng Việt Nam sẽ dỡ bỏ những hạn chế tự đặt ra trước đây và cho phép các quan chức quân sự của mình tham gia các khoá học, huấn luyện chuyên về quân sự tại các trường và các học viện quân sự của Mỹ. Trong quan hệ Mỹ-Việt hiện không chỉ có sự tăng cường trong hợp tác quân sự. Mới đây, báo chí đưa tin Mỹ đang đàm phán một thoả thuận gây tranh cãi với Việt Nam, theo đó Mỹ sẽ cung cấp công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam nhấn mạnh rằng hợp tác Mỹ-Việt "không phương hại tới bất kỳ một nước nào khác", và Trung Quốc, cho tới nay, vẫn chưa dùng thứ ngôn ngữ mà nước này luôn nhằm vào Mỹ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ nhận thức được rõ ràng là sự kiên nhẫn của Trung Quốc cũng có giới hạn. Chuyên gia nghiên cứu về châu Á Kerry Brown của Viện Hoàng gia các vấn đề quốc tế Anh nhận định: "Việt Nam đang noi gương Trung Quốc trong việc xây dựng các liên minh ngoại giao của mình. Có một quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải tính toán, bất kể nước này sẽ có những hành động khẳng định mình tại khu vực như thế nào. Trung Quốc hiện nhận thức rằng Mỹ đã đưa ra một quan điểm về vấn đề tổng thể này, và điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không thể sống trong một thế giới vô tâm tự hài lòng bấy lâu nay nữa. Vấn đề mấu chốt giờ đây là bất kỳ một hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ trở nên nhạy cảm hơn và sẽ tác động tới mối quan hệ của nước này với Mỹ. Việt Nam giờ đây có thể khai thác điểm này. Và đây chính là những gì mà Việt Nam dự tính sẽ làm"./.
Những tham vọng mà Bắc Kinh đang đặt cược vào vấn đề Biển Đông đã khiến cho toàn bộ khu vực, Mỹ, đồng minh cảm thấy dường như Trung Quốc đã thực sự bước lên sân khấu tham gia cuộc chơi một cách công khai, mạnh bạo không còn “ẩn mình” như lời dạy của Đặng nữa. Tuy nhiên, điều đó lại tạo nên sự đoàn kết trong ASEAN, sự thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minh mà Mỹ đã thiết lập trong khu vực, thậm chí Mỹ còn tìm kiếm sự hợp tác trên tất cả các mặt với những quốc gia mà trước đây từng là cựu thù của Mỹ. Sự đoàn kết, liên minh, hợp tác đều với mục đích: cân bằng và kiềm chế những tham vọng thái quá của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ Guardian ngày 31/8 có đăng bài "Vietnam, unlikely US all" của tác giá Mark Tran, cựu phóng viên thường trú của báo này tại Mỹ (1984-1999). Sau đây là nội dung bài viết.
Tác giả cho rằng, Mỹ ngày càng tự mình gắn kết với kẻ thù cũ là Việt Nam nhằm đối phó với việc Trung Quốc khẳng định quyền bá chủ khu vực. Sự có mặt của tàu USS George Washington ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi đầu tháng 8 đã cho thấy việc nối lại tình hữu nghị ngày càng đậm sâu giữa hai cựu thù trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.
Sau 35 năm kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, chuyến thăm này đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, chuyến thăm của tàu USS George Washington cũng gửi tới Trung Quốc một thông điệp chính trị rõ ràng, đó là Mỹ cũng có lợi ích tại nơi mà Trung Quốc coi là sân sau của mình. Chỉ vài ngày sau đó, Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đã đề cập tới những lợi ích đó trong chuyến thăm Philíppin. Ông Robert Willard nói với các phóng viên rằng quân đội Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên biển Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ diện tích 3,5km2 Biển Đông trong đó có các quần đảo tranh chấp mà Việt Nam, Đài Loan, Malaixia, Brunây và Philíppin cũng tuyên bố chủ quyền. Quân đội Trung Quốc đã chiếm các hòn đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam năm 1974 và đánh chìm tàu hải quân của Việt Nam trong cuộc chiến trên biển năm 1988. Gần đây hơn, Trung Quốc đã bắt giữ các ngư dân của Việt Nam, đe doạ các công ty dầu khí đa quốc gia hoạt động trên vùng nước của Việt Nam, tăng cường tập trận hải quân và thiết lập một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam. Hiện nay quần đảo Trường Sa cũng đang bị tranh chấp. Khu vực này có các tuyến đường biển náo nhiệt và Trung Quốc cho rằng khu vực này có trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ khoảng 17,7 tỷ tấn.
Trung Quốc đã đặt cược vào Biển Đông khi gần đây tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của nước này, ngang hàng với tuyên bố của nước này về Đài Loan và Tây Tạng. Những bình luận của ông Willard cũng đã củng cố những tuyên bố mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra hồi tháng 7 đã làm Trung Quốc khó chịu. Bà Clinton tuyên bố rằng Mỹ có "lợi ích chiến lược" trong việc chứng kiến các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết thông qua "tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền". Sự hiếu chiến của Trung Quốc đã đẩy Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Mỹ và Việt Nam đã tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng đầu tiên tại Hà Nội ngày 19/8 và được đánh giá là một điểm bước ngoặt trong các mối quan hệ giữa hai cựu thù. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia nhận định: "Sự hiếu chiến về quân sự của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương và Biển Đông tạo ra một động lực để tăng cường hợp tác quân sự Mỹ-Việt. Cả hai nước có lợi ích chung trong việc ngăn chặn Trung Quốc hay bất kỳ nước nào thống trị các tuyến đường biển thương mại cũng như thực thi tuyên bố chủ quyền bằng áp lực. Việt Nam coi sự hiện diện của Mỹ như hàng rào chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc".
Kế tiếp sau đối thoại quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ thăm Việt Nam vào tháng 10/2010. Đây sẽ là cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của ông Gates với các đối tác Việt Nam chỉ trong 2 năm và dự kiến 2 nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán quân sự (military-to-military talks) vào cuối năm 2010. Theo giáo sư Thayer, việc bán vũ khí, thiết bị và công nghệ quân sự vào thời điểm này chưa thể diễn ra song nhiều khả năng Việt Nam sẽ dỡ bỏ những hạn chế tự đặt ra trước đây và cho phép các quan chức quân sự của mình tham gia các khoá học, huấn luyện chuyên về quân sự tại các trường và các học viện quân sự của Mỹ. Trong quan hệ Mỹ-Việt hiện không chỉ có sự tăng cường trong hợp tác quân sự. Mới đây, báo chí đưa tin Mỹ đang đàm phán một thoả thuận gây tranh cãi với Việt Nam, theo đó Mỹ sẽ cung cấp công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam nhấn mạnh rằng hợp tác Mỹ-Việt "không phương hại tới bất kỳ một nước nào khác", và Trung Quốc, cho tới nay, vẫn chưa dùng thứ ngôn ngữ mà nước này luôn nhằm vào Mỹ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ nhận thức được rõ ràng là sự kiên nhẫn của Trung Quốc cũng có giới hạn. Chuyên gia nghiên cứu về châu Á Kerry Brown của Viện Hoàng gia các vấn đề quốc tế Anh nhận định: "Việt Nam đang noi gương Trung Quốc trong việc xây dựng các liên minh ngoại giao của mình. Có một quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải tính toán, bất kể nước này sẽ có những hành động khẳng định mình tại khu vực như thế nào. Trung Quốc hiện nhận thức rằng Mỹ đã đưa ra một quan điểm về vấn đề tổng thể này, và điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không thể sống trong một thế giới vô tâm tự hài lòng bấy lâu nay nữa. Vấn đề mấu chốt giờ đây là bất kỳ một hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ trở nên nhạy cảm hơn và sẽ tác động tới mối quan hệ của nước này với Mỹ. Việt Nam giờ đây có thể khai thác điểm này. Và đây chính là những gì mà Việt Nam dự tính sẽ làm"./.
Biển Đông của 15 năm sau
Trung Quốc thực sự cần một ý thức hệ mới, cởi mở hơn cho nền ngoại giao, để làm thế nào dành được ưu thế về đạo nghĩa trong bối cảnh phải đồng thời một lúc đối phó với mấy đối thủ, làm thế nào để phục vụ cho lợi ích của mình được tốt hơn. Bàn về vấn đề này, trên tờ Liên hợp buổi sáng số ra ngày 26/8 của Singapore đăng bài của Tiết Dũng, Phó Giáo sư Khoa Sử trường Đại học Suffolk Boston Mỹ nói về tương lai của Biển Đông sau 15 năm nữa và phân tích về ý thức hệ của nền ngoại giao hiện đại của Trung Quốc với tiêu đề “Biển Đông của 15 năm sau”. Nội dung như sau.
Gần đây, hai bên Trung - Mỹ luôn miệng gươm lưỡi súng, sặc mùi bom đạn quanh vấn đề Biển Đông, nhưng xem ra đây là một cuộc cạnh tranh “sức mạnh mềm” theo kiểu “võ mồm chứ không võ lực”. Obama thừa kế từ TTh Bush 2 cuộc chiến Afghanistan, Iraq và cuộc “đại suy thoái” mang tính toàn cầu. Một nền kinh tế không có gì là khởi sắc, thâm hụt liên bang tăng cao, quốc lực giảm sút. Chính quyền Obama với phương châm ngoại giao là “sức mạnh mềm” đương nhiên sẽ không lựa chọn thời khắc này để sinh sự, sinh thù. Thế nhưng, Mỹ bắt buộc phải suy tính cho tương lai, phải dàn xếp thế nào để tiếp tục thống trị thế giới sau khi có lại thực lực. Có lẽ đây chính là nguyên nhân Mỹ luôn phải đánh tiếng về vấn đề Biển Đông.
Muốn tìm hiểu ý nghĩa của Biển Đông đối với Mỹ, chúng ta phải mở rộng tầm nhìn cho 15 năm sau. Năm 2025, Biển Đông rất có khả năng sẽ thành trung tâm ngành chế tạo của thế giới hoặc “ao nhà” của “Công xưởng của thế giới”. “Công xưởng của thế giới” ở đây hoàn toàn không có ý ám chỉ Trung Quốc. Khi đó, dân số Indonesia sẽ khoảng 270 triệu người, dân số Việt Nam và Philippines đều khoảng trên 100 triệu. Đi sang phía Tây một chút, dân số Ấn Độ sẽ là khoảng 1 tỷ 350 triệu người, Bangladesh khoảng 210 triệu người, hơn nữa dân số các nước này có độ tuổi trung bình trẻ. Trung Quốc hiện nay tuy vẫn là “công xưởng của thế giới” nếu vẫn xét từ góc độ tài nguyên con người. Nhưng từ tình hình lao động của năm 2010 có thể thấy rất khó xoay chuyển xu thế cung ứng sức lao động giảm, giá thành lên cao. Sau 15 năm, “nguồn lợi con người” sẽ mất đi và sẽ càng khó khăn hơn để giữ vững vị trí như hiện nay. Do vậy, “sự lựa chọn ngoài Trung Quốc” đã trở thành chủ đề năm 2010 của ngành chế tạo. Trên thực tế, ngành chế tạo đã bắt đầu chuyển từ Trung Quốc sang những nước lạc hậu. Ví dụ: Bangladesh đã cướp mối làm ăn ngành dệt từ tay Trung Quốc. Việt Nam càng là một sự lựa chọn nữa ngoài Trung Quốc. Ấn Độ nổi tiếng là “Văn phòng của thế giới”, ngành chế tạo của Ấn Độ bị mắc kẹt giữa cơ sở hạ tầng lạc hậu và trình độ giáo dục quốc dân quá thấp, dân số Ấn Độ và Bangladesh khá trẻ, sức lao động dồi dào, giá cả thấp, có ưu thế khá lớn. Nếu trong 15 năm mà chỉnh đốn được cơ sở hạ tầng và giáo dục nghĩa vụ, định ra chính sách thương mại hợp lý thì sẽ rất có khả năng trở thành “Công xưởng của thế giới”. Quanh vùng Biển Đông, Việt Nam đã có được đà phát triển kinh tế rất mạnh mẽ, nếu Indonesia và Philippines trong 15 năm tạo được môi trường kinh tế chính trị ổn định thì đều có khả năng trỗi dậy thành “Công xưởng của thế giới”.
Có thể nói, đến năm 2025, khu vực xung quanh Biển Đông và thậm chí cả vùng Nam Á mà tuyến đường từ Biển Đông đến Bắc Mỹ bắt buộc phải đi qua đây sẽ trở thành nguồn cung cấp sức lao động chủ yếu cho ngành chế tạo của thế giới. Hiện nay, kinh tế Mỹ vẫn nhanh chóng “cổ cồn hóa”, ngành chế tạo không ngừng được đưa ra bên ngoài, sự ỷ lại vào các cơ sở sản xuất và sản phẩm công nghiệp tại hải ngoại ngày càng nghiêm trọng. Lợi ích chiến lược của Mỹ chính là giành được sự hợp tác với các nước này. Cần phải biết rằng, ngành chế tạo, nhất là ngành chế tạo hàm lượng kỹ thuật thấp, không chỉ là ngành nghề cần nhiều lao động mà cũng là ngành nghề cần nhiều tài nguyên, có nhu cầu lớn về vận chuyển, đi lại. Khi Biển Đông biến thành “ao nhà” của “Công xưởng của thế giới”, sự tranh giành tài nguyên sẽ là chất xúc tác cho các xung đột tiềm tàng tại đây. Khi đó, một nước Mỹ đã qua điều chỉnh về kết cấu năng lượng, có thể sẽ giảm bớt sự ỷ lại vào dầu mỏ nhưng mức ỷ lại vào sản phẩm ngành chế tạo sẽ tăng cao. Một khi xung đột Biển Đông leo thang, nổ ra chiến tranh, sự cung cấp sản phẩm ngành chế tạo cho nước Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, Mỹ cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm giữ gìn sự ổn định cho khu vực này.
Nói tóm lại, câu chuyện của 15 năm sau không chỉ với chủ đề “Sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Sự trỗi dậy của các quốc gia xung quanh Biển Đông, sự chuyển dịch “Công xưởng của thế giới” đều sẽ nhào nặn lại một cục diện kinh tế thế giới mới. Mỹ không ngớt bày tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông, luôn kiên trì 2 điểm: Một là tự do qua lại; hai là thương lượng nhiều bên, chủ yếu nhằm thu phục nhân tâm, đảm bảo cho sự thông suốt của tự do thương mại để nhằm giữ vững địa vị thống trị trong một cục diện mới.
Những sự thay đổi này tự nhiên hình thành lên sự thách thức mới đối với Trung Quốc. Biển Đông liên quan mật thiết tới tuyến đường dầu mỏ của Trung Quốc, là nơi có lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ngoài ra, cùng một lúc, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với mấy nước ở Biển Đông, do vậy dễ bị cô lập. Điều này đã tạo cơ hội cho Mỹ đánh bài “sức mạnh mềm”. Chỉ cần tạo dựng nên một sự kỳ vọng cho việc “để Mỹ nắm cán cân công lý” trong khu vực này thì đã tạo ra nền tảng cho việc khuếch trương sức ảnh hưởng của Mỹ trong tương lai. Đứng trước một bố cục chiến lược như vậy, Trung Quốc lại gây lộn ngay trước cửa nhà mình thì sẽ đương đầu với một ván cờ đầy gian nan. Đương nhiên, tranh chấp lãnh thổ với một nước cụ thể thì sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật, người ngoài cuộc khó có thể đi sâu bàn bạc. Nhìn từ góc độ lịch sử, sự chuyển đổi về ý thức hệ của nền ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa hoàn chỉnh nên điều này sẽ gây vướng víu rất nhiều cho Trung Quốc khi ứng phó với một cục diện như vậy.
Nền ngoại giao hiện đại của Trung Quốc vẫn xây dựng trên ký ức lịch sử của việc nếm đủ mùi lăng nhục của ngoại bang. Ví dụ, mỗi khi nhắc đến “tự do qua lại” thì chủ quyền của Trung Quốc như lại chịu sự uy hiếp. Đồng thời, là một nước khép kín, tụt lùi để phòng thủ nội lực, “tự do qua lại” trên vùng biển quốc tế cũng không có giá trị thực tế đối với Trung Quốc. Đối với một nước đã nhiều lần chịu sự uy hiếp về chia cắt, vấn đề “toàn vẹn lãnh thổ” tự nhiên sẽ trở thành ý thức hệ chủ đạo của nền ngoại giao. Thế nhưng, Trung Quốc ngày nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mối đe dọa bị chia cắt đã không còn. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc là người thắng cuộc lớn nhất của toàn cầu hóa, từ năng lượng, nguyên liệu đến thị trường, tất cả đều dựa vào người khác. Vấn đề “tự do qua lại” trực tiếp đe dọa đến chủ quyền của Trung Quốc trong quá khứ, nay đã trở thành vấn đề lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Hay nói cách khác, hàm nghĩa về “lợi ích của Trung Quốc” đã khác trước. Ý thức hệ của nền ngoại giao cũng cần phải thay đổi để phục vụ cho “lợi ích mới của Trung Quốc”. Rốt cục, vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề Đài Loan, không phải vấn đề di sản của thời kỳ thuộc địa hoặc nửa thuộc địa, điều mà nó liên quan trực tiếp chính là chiến lược toàn cầu hóa của Trung Quốc trong tương lai. Ở đây, “tự do qua lại” e rằng lại là vấn đề mấu chốt hơn “toàn vẹn lãnh thổ”. Điều này không có nghĩa là đòi hỏi Trung Quốc phải vứt bỏ sự kỳ kèo, mặc cả về tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc thực sự cần một ý thức hệ mới, cởi mở hơn cho nền ngoại giao, để làm thế nào dành được ưu thế về đạo nghĩa trong bối cảnh phải đồng thời một lúc đối phó với mấy đối thủ, làm thế nào để phục vụ cho lợi ích của mình được tốt hơn./.
Vấn Đề Biển Đông
ASEAN trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc
Thứ sáu, 08 Tháng 10 2010 00:00
Ngày 27/9, trên tờ The Nation đăng bài viết của tác giả Kavi Chongkittavorn trên với nhan đề “Mỹ, Trung Quốc và ASEAN: Một tam giác chiến lược mới”. (US, China and Asean: A new strategic triangle).Trong bài viết này, tác giả đã bình luận về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần hai tại Niu Yoóc ngày 24/9 vừa qua; thái độ ứng xử của các bên về vấn đề Biển Đông; cách tiếp cận và tác động của việc Mỹ tăng cường can dự vào khu vực đối với mối quan hệ ba bên ASEAN – Mỹ - Trung Quốc; trở ngại trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc và phương cách để hai bên có thể hợp tác tốt hơn trong việc đối phó với những thách thức chung. Sau đây là nội dung bài viết.
Đừng để điệu “Tết trung thu” - lễ hội trung thu ở Bắc Kinh - đánh lừa bạn. Trong suốt những ngày qua, các quan chức tại Triều Dương Môn – nơi có các văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - đã làm việc không ngừng để theo dõi mọi động thái về cử chỉ và lời nói trước, trong và sau Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ tại Niu Yoóc ngày 24/9. Bắc Kinh muốn biết liệu các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN có kéo bè kéo cánh chống lại mình hay không.
Bản Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp hôm thứ Sáu (24/9) giữa Tổng thống Obama và những người đồng cấp ASEAN phần nào mang tính toàn diện và tích cực, cho thấy thiện chí mạnh mẽ của hai bên, và không làm phật lòng bạn bè, đồng minh của họ. Tuyên bố chung có hai thông điệp rõ ràng.
Trước hết, từ nay trở đi, Mỹ và ASEAN là hai đối tác chiến lược của nhau về những nguyên tắc và các chính sách. Nỗ lực cộng tác này sẽ có phạm vi tác động rộng rãi đối với việc định hình bối cảnh chiến lược trong tương lai tại châu Á. Để hoàn thành mục tiêu này, một nhóm nhân vật kiệt xuất sẽ được thành lập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch hành động 5 năm (2011 – 2015) vào cuối năm 2011 khi các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN gặp lại nhau tại Inđônêxia.
Thứ hai, quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, mà là vì hòa bình, ổn định tại khu vực. Hội nghị đã tránh đề cập vấn đề tranh chấp tại Biển Đông cũng như quan điểm mà Mỹ đưa ra tại Hà Nội tháng 7/2010.
Bản dự thảo trước đó do Mỹ đề xuất đã nêu cụ thể vấn đề tranh chấp và cách thức giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cuối cùng đã không được nêu lên trước đề nghị của các nhà lãnh đạo ASEAN. Họ (các nhà lãnh đạo ASEAN) sẽ có được danh tiếng vì đã thể hiện sự chống đỡ dẻo dai và tình đoàn kết trong việc né tránh sức ép từ phía Mỹ.
Nội dung đó đã được thay thế bằng một tuyên bố chung hơn, theo đó tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, giao thương và những bộ luật quốc tế liên quan, bao gồm cả việc giải quyết hòa bình mọi tranh chấp.
Sau khi bản dự thảo tuyên bố chung bị rò rỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ ngay trước cuộc gặp cấp cao, cỗ máy ngoại giao của Trung Quốc đã hoạt động tối đa. Bắc Kinh đã ra chỉ thị cho các cơ quan đại diện tại các nước ASEAN hối thúc quốc gia sở tại bác bỏ văn bản do Mỹ chuẩn bị, nếu không quan hệ giữa nước đó với Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Đối với Trung Quốc, chỉ với việc nêu tên xung đột thôi cũng chẳng khác gì một nỗ lực quốc tế hóa vấn đề nhạy cảm này.
Ít nhất là vào thời điểm hiện tại, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chứng tỏ sự khôn khéo trong việc nghiêm túc lưu tâm tới mối quan ngại của Trung Quốc, và Mỹ cũng như vậy. Suy cho cùng, Hội nghị đã thành công trong việc nêu sơ lược vấn đề Biển Đông và tầm quan trọng của quan hệ chiến lược ASEAN – Mỹ. Xét bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang có những nỗ lực hâm nóng mối quan hệ dễ bị tổn thương do những vấn đề từ tiền tệ đến kinh tế, thì việc khăng khăng nhấn mạnh tranh chấp biển đảo chỉ làm phát sinh những tác động hủy hoại mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này.
Trong suốt thời gian đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có công đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận với những phương thức kín đáo và hiểu rằng bất cứ sự nhiệt tình hăng hái nào cũng có thể làm Trung Quốc khó chịu. Những quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN trước, như Xinhgapo và Thái Lan – hai nước không có tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông) – đã né tránh đề cập vấn đề Biển Đông.
15 năm sau vụ đụng độ tại đảo Vành Khăn năm 1995, ASEAN và Trung Quốc đã khá thành công trong việc kiềm chế các xung đột (trên Biển Đông) trong phạm vi quan hệ song phương. Sau đó, chính xác là 64 ngày trước đây (tính từ thời điểm 29/9), Mỹ đã can dự vào cuộc tranh chấp thông qua bình luận về khía cạnh quốc tế của cuộc tranh chấp dai dẳng này. Dù đây không phải là mối quan tâm mới mẻ gì, song vấn đề là ở cách thức và thời gian đề cập mà Mỹ đã thể hiện.
Với việc xác định sự ủng hộ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002) giữa ASEAN và Trung Quốc, Oasinhtơn quả thực là đã vẫy cờ đỏ quốc tế - nhưng lại không đề cập đến những tranh chấp hiện tại giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Quyết định kép của Oasinhtơn về việc ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) tháng 7/2009 và tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây đã nâng quan hệ chiến lược với ASEAN ngang tầm, nếu như không nói là cao hơn sự ưu tiên quan hệ lâu nay của Mỹ với Trung Quốc. Bất chấp quan hệ thân mật, giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại một khoảng đen – không có một tiến triển nào được đưa ra trong tiến trình cùng hợp tác liên quan đến Biển Đông.
Cứ xét theo sự trình diễn của các nhà lãnh đạo ASEAN, thì họ nghĩ là họ có những gì đang diễn ra nhằm mời gọi các nước lớn chủ chốt tham gia cuộc chơi chính trị thực sự ngay tại sân sau của mình. Trong bốn thập niên qua, ASEAN đã cảm thấy hài lòng với vai trò là điểm tựa để những nước lớn chủ chốt tham vấn lẫn nhau và xây dựng lòng tin. Các cường quốc chú ý đến ASEAN bởi vì ASEAN là một thực thể không đe dọa và gây tổn thương cho bên nào. Giờ đây, với làn sóng thay đổi đang chuyển dịch về Đông Á, ASEAN muốn nâng cao vai trò của mình và trở thành một bên tham gia.
Trong bối cảnh các cường quốc đều đã can dự trong khuôn khổ cấu trúc và môi trường văn hóa chính trị ASEAN, các câu hỏi được đặt ra là: Liệu ASEAN có thể đồng thời xử lý quan hệ với tất cả các bên? ASEAN là một bên tham gia chủ chốt hay chỉ đứng ngoài cuộc? Liệu sự hợp tác và cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ làm tổn hại sự đoàn kết của ASEAN? Làm thế nào để ASEAN thoát khỏi thế trở thành một công cụ của Mỹ hoặc Trung Quốc?
Với việc ASEAN, Trung Quốc và Mỹ cùng can dự vào mối quan hệ tay ba, thì thật khó để nhận định về điều gì sẽ xảy ra. Chẳng hạn, nếu ASEAN và Trung Quốc tiếp tục không thể vượt qua những khác biệt về phương hướng hành xử tại vùng biển tranh chấp trong tương lai gần mà mỗi bên đưa ra, điều đó sẽ được qui là do nhân tố Mỹ. Và như vậy, sẽ càng làm cho lập trường của ASEAN và Trung Quốc thêm phần cứng rắn. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là không thể bàn cãi, cũng như đối với Đài Loan, là một lợi ích quốc gia cốt lõi.
Xét về nhiều mặt, kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ tại Niu Yoóc giờ đây có thể mang lại một cú hích đang rất được mong đợi để Trung Quốc và ASEAN hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm phá thế bế tắc và đạt được những tiến triển trên mặt trận này.
Hai bên phải nhân nhượng và nhất trí về ngôn từ được tất cả các bên chấp nhận, để từ đó những đường hướng hành xử có thể được xúc tiến. Thực vậy, cả hai bên sẽ phải chứng minh hiệu lực thực thi trong việc cùng nhau ngăn chặn, kiềm chế và giải quyết những thách thức chung trong khu vực.
Nguồn: The Nation; TTXVN
Thứ sáu, 08 Tháng 10 2010 00:00
Ngày 27/9, trên tờ The Nation đăng bài viết của tác giả Kavi Chongkittavorn trên với nhan đề “Mỹ, Trung Quốc và ASEAN: Một tam giác chiến lược mới”. (US, China and Asean: A new strategic triangle).Trong bài viết này, tác giả đã bình luận về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần hai tại Niu Yoóc ngày 24/9 vừa qua; thái độ ứng xử của các bên về vấn đề Biển Đông; cách tiếp cận và tác động của việc Mỹ tăng cường can dự vào khu vực đối với mối quan hệ ba bên ASEAN – Mỹ - Trung Quốc; trở ngại trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc và phương cách để hai bên có thể hợp tác tốt hơn trong việc đối phó với những thách thức chung. Sau đây là nội dung bài viết.
Đừng để điệu “Tết trung thu” - lễ hội trung thu ở Bắc Kinh - đánh lừa bạn. Trong suốt những ngày qua, các quan chức tại Triều Dương Môn – nơi có các văn phòng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - đã làm việc không ngừng để theo dõi mọi động thái về cử chỉ và lời nói trước, trong và sau Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ tại Niu Yoóc ngày 24/9. Bắc Kinh muốn biết liệu các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN có kéo bè kéo cánh chống lại mình hay không.
Bản Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp hôm thứ Sáu (24/9) giữa Tổng thống Obama và những người đồng cấp ASEAN phần nào mang tính toàn diện và tích cực, cho thấy thiện chí mạnh mẽ của hai bên, và không làm phật lòng bạn bè, đồng minh của họ. Tuyên bố chung có hai thông điệp rõ ràng.
Trước hết, từ nay trở đi, Mỹ và ASEAN là hai đối tác chiến lược của nhau về những nguyên tắc và các chính sách. Nỗ lực cộng tác này sẽ có phạm vi tác động rộng rãi đối với việc định hình bối cảnh chiến lược trong tương lai tại châu Á. Để hoàn thành mục tiêu này, một nhóm nhân vật kiệt xuất sẽ được thành lập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch hành động 5 năm (2011 – 2015) vào cuối năm 2011 khi các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN gặp lại nhau tại Inđônêxia.
Thứ hai, quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, mà là vì hòa bình, ổn định tại khu vực. Hội nghị đã tránh đề cập vấn đề tranh chấp tại Biển Đông cũng như quan điểm mà Mỹ đưa ra tại Hà Nội tháng 7/2010.
Bản dự thảo trước đó do Mỹ đề xuất đã nêu cụ thể vấn đề tranh chấp và cách thức giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cuối cùng đã không được nêu lên trước đề nghị của các nhà lãnh đạo ASEAN. Họ (các nhà lãnh đạo ASEAN) sẽ có được danh tiếng vì đã thể hiện sự chống đỡ dẻo dai và tình đoàn kết trong việc né tránh sức ép từ phía Mỹ.
Nội dung đó đã được thay thế bằng một tuyên bố chung hơn, theo đó tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, giao thương và những bộ luật quốc tế liên quan, bao gồm cả việc giải quyết hòa bình mọi tranh chấp.
Sau khi bản dự thảo tuyên bố chung bị rò rỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ ngay trước cuộc gặp cấp cao, cỗ máy ngoại giao của Trung Quốc đã hoạt động tối đa. Bắc Kinh đã ra chỉ thị cho các cơ quan đại diện tại các nước ASEAN hối thúc quốc gia sở tại bác bỏ văn bản do Mỹ chuẩn bị, nếu không quan hệ giữa nước đó với Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Đối với Trung Quốc, chỉ với việc nêu tên xung đột thôi cũng chẳng khác gì một nỗ lực quốc tế hóa vấn đề nhạy cảm này.
Ít nhất là vào thời điểm hiện tại, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chứng tỏ sự khôn khéo trong việc nghiêm túc lưu tâm tới mối quan ngại của Trung Quốc, và Mỹ cũng như vậy. Suy cho cùng, Hội nghị đã thành công trong việc nêu sơ lược vấn đề Biển Đông và tầm quan trọng của quan hệ chiến lược ASEAN – Mỹ. Xét bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang có những nỗ lực hâm nóng mối quan hệ dễ bị tổn thương do những vấn đề từ tiền tệ đến kinh tế, thì việc khăng khăng nhấn mạnh tranh chấp biển đảo chỉ làm phát sinh những tác động hủy hoại mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này.
Trong suốt thời gian đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có công đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận với những phương thức kín đáo và hiểu rằng bất cứ sự nhiệt tình hăng hái nào cũng có thể làm Trung Quốc khó chịu. Những quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN trước, như Xinhgapo và Thái Lan – hai nước không có tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông) – đã né tránh đề cập vấn đề Biển Đông.
15 năm sau vụ đụng độ tại đảo Vành Khăn năm 1995, ASEAN và Trung Quốc đã khá thành công trong việc kiềm chế các xung đột (trên Biển Đông) trong phạm vi quan hệ song phương. Sau đó, chính xác là 64 ngày trước đây (tính từ thời điểm 29/9), Mỹ đã can dự vào cuộc tranh chấp thông qua bình luận về khía cạnh quốc tế của cuộc tranh chấp dai dẳng này. Dù đây không phải là mối quan tâm mới mẻ gì, song vấn đề là ở cách thức và thời gian đề cập mà Mỹ đã thể hiện.
Với việc xác định sự ủng hộ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002) giữa ASEAN và Trung Quốc, Oasinhtơn quả thực là đã vẫy cờ đỏ quốc tế - nhưng lại không đề cập đến những tranh chấp hiện tại giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Quyết định kép của Oasinhtơn về việc ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) tháng 7/2009 và tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây đã nâng quan hệ chiến lược với ASEAN ngang tầm, nếu như không nói là cao hơn sự ưu tiên quan hệ lâu nay của Mỹ với Trung Quốc. Bất chấp quan hệ thân mật, giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại một khoảng đen – không có một tiến triển nào được đưa ra trong tiến trình cùng hợp tác liên quan đến Biển Đông.
Cứ xét theo sự trình diễn của các nhà lãnh đạo ASEAN, thì họ nghĩ là họ có những gì đang diễn ra nhằm mời gọi các nước lớn chủ chốt tham gia cuộc chơi chính trị thực sự ngay tại sân sau của mình. Trong bốn thập niên qua, ASEAN đã cảm thấy hài lòng với vai trò là điểm tựa để những nước lớn chủ chốt tham vấn lẫn nhau và xây dựng lòng tin. Các cường quốc chú ý đến ASEAN bởi vì ASEAN là một thực thể không đe dọa và gây tổn thương cho bên nào. Giờ đây, với làn sóng thay đổi đang chuyển dịch về Đông Á, ASEAN muốn nâng cao vai trò của mình và trở thành một bên tham gia.
Trong bối cảnh các cường quốc đều đã can dự trong khuôn khổ cấu trúc và môi trường văn hóa chính trị ASEAN, các câu hỏi được đặt ra là: Liệu ASEAN có thể đồng thời xử lý quan hệ với tất cả các bên? ASEAN là một bên tham gia chủ chốt hay chỉ đứng ngoài cuộc? Liệu sự hợp tác và cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ làm tổn hại sự đoàn kết của ASEAN? Làm thế nào để ASEAN thoát khỏi thế trở thành một công cụ của Mỹ hoặc Trung Quốc?
Với việc ASEAN, Trung Quốc và Mỹ cùng can dự vào mối quan hệ tay ba, thì thật khó để nhận định về điều gì sẽ xảy ra. Chẳng hạn, nếu ASEAN và Trung Quốc tiếp tục không thể vượt qua những khác biệt về phương hướng hành xử tại vùng biển tranh chấp trong tương lai gần mà mỗi bên đưa ra, điều đó sẽ được qui là do nhân tố Mỹ. Và như vậy, sẽ càng làm cho lập trường của ASEAN và Trung Quốc thêm phần cứng rắn. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là không thể bàn cãi, cũng như đối với Đài Loan, là một lợi ích quốc gia cốt lõi.
Xét về nhiều mặt, kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ tại Niu Yoóc giờ đây có thể mang lại một cú hích đang rất được mong đợi để Trung Quốc và ASEAN hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm phá thế bế tắc và đạt được những tiến triển trên mặt trận này.
Hai bên phải nhân nhượng và nhất trí về ngôn từ được tất cả các bên chấp nhận, để từ đó những đường hướng hành xử có thể được xúc tiến. Thực vậy, cả hai bên sẽ phải chứng minh hiệu lực thực thi trong việc cùng nhau ngăn chặn, kiềm chế và giải quyết những thách thức chung trong khu vực.
Nguồn: The Nation; TTXVN
Friday, October 8, 2010
Monday, October 4, 2010
XỨ NGHỆ QUÊ CHOA
“TIẾNG NGHỆ” CỦA NGUYỄN BÙI VỢI
Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.
TIẾNG NGHỆ
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đạ nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.
Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: “Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào”. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.
Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
thì vợ anh đành “bối rối”. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).
Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng “cười bối rối”. Từ “bối rối” được đặt cạnh từ “cười” tạo thành cụm từ “cười bối rối” là một sáng tạo. “Bối rối” là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ”.
Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác…
Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.
Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.
TIẾNG NGHỆ
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đạ nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.
Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: “Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào”. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.
Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
thì vợ anh đành “bối rối”. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).
Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng “cười bối rối”. Từ “bối rối” được đặt cạnh từ “cười” tạo thành cụm từ “cười bối rối” là một sáng tạo. “Bối rối” là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ”.
Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác…
Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.
Subscribe to:
Posts (Atom)