Tin Tức Cập Nhật

Sunday, May 8, 2011

VIỆT NAM PHÁT TRIỂN HẢI QUÂN ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI BIỂN



Mạng Sina (Hồng Công ): Việt Nam phát triển hải quân để đối kháng với Trung Quốc TTXVN (Hồng Công 14/1 ) - Mạng Sina ngày 13/1 đăng bài "Hải quân Việt Nam: năm 2015 sẽ xây dựng khả năng tác chiến viễn dương đối kháng với Trung Quốc", viết: Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, VN luôn thực hiện phương châm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, nhấn mạnh phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng là hai nhiệm vụ chiến lược lớn, kinh tế tăng trưởng sẽ cung cấp động lực mạnh mẽ cho việc hiện đại hóa quốc phòng. Vì vậy trong qúa trình phát triển kinh tế, VN dần dần mở rộng tỷ trọng đầu tư vào xây dựng quốc phòng; căn cứ vào tiến trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, dần dần nâng cao trình độ hiện đại hóa quân đội. Năm 1976, khi VN vừa thống nhất, quân đội VN đã phát triển trở thành đội quân lớn với hơn 1 triệu quân. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng sự thay đổi của cục diện đối đầu hai cực và nhu cầu xây dựng trong nước của VN, cộng thêm việc khó có thể duy trì chi phí quân sự lớn và tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng quân bị như trước, nên tháng 9/1986 VN đề xuất tinh giản biên chế quân đội, xây dựng một đội quân với số lượng tương đối, chất lượng cao, phù hợp với thực lực kinh tế quốc gia.

Bước vào thế kỷ 21, căn cứ vào tình hình an ninh quốc gia và cuộc chiến tranh tin học trong tương lai, VN đã xác lập chiến lược quân sự "phòng ngự tích cực". Nhấn mạnh trong kết cấu sức mạnh quân sự, kết hợp giữa 3 lực lượng vũ trang là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong quy mô chiến tranh kết hợp giữa tiến công với quy mô vừa và nhỏ và tiến công địch rộng khắp, nhấn mạnh đến tác dụng chống lại kẻ thù một cách toàn diện: Trước hết, VN thúc đẩy mạnh mẽ thể chế lực lượng vũ trang "3 kết hợp". Trong đường lối phát triển quân đội nhấn mạnh đến việc cùng với sự điều chỉnh chiến lược quốc gia, việc xây dựng quân đội phải chuyển từ trạng thái thời chiến sang trạng thái thời bình, coi việc xây dựng đội quân chính quy với số lượng thích đáng, trang bị tiên tiến, cơ động linh hoạt, sức chiến đấu mạnh, chất lượng cao, ngày càng hiện đại hóa làm mục tiêu cơ bản. Thứ hai, nhấn mạnh đến việc điều hoà và phát triển có trọng điểm các quân chủng và binh chủng. Mấy năm gần đây, quân đội VN rất nhấn mạnh đến việc điều chỉnh một cách hợp lý tỷ lệ giữa các quân chủng và binh chủng; ưu tiên phát triển hải quân và không quân, khống chế quy mô lục quân, trọng điểm tăng cường xây dựng binh chủng kỹ thuật. Thứ ba, ưu hoá thể chế quân dự bị và động viên nhanh. Tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra kết hợp với đặc điểm tình hình đất nước, VN luôn nhấn mạnh đến tư tưởng "quốc phòng toàn dân". Cùng với việc thực hiện cải cách quân sự, phát triển hơn nữa thể chế quốc phòng toàn dân. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng chiến lược quốc phòng toàn dân, VN tăng cường mạnh mẽ việc xây dựng lực lượng bộ đội dự bị và dân quân tự vệ. Lực lượng bộ đội dự bị có khoảng 50 vạn quân. Số lượng dân quân tự vệ lên tới 2,5 triệu người. Một khi chiến tranh đòi hỏi, lực lượng bán quân sự này chỉ cần được trang bị vũ khí cần thiết là có thể tham gia tác chiến.


Căn cứ vào tư tưởng chiến lược quân sự "phòng ngự tích cực" và "quốc phòng toàn dân", mấy năm gần đây VN quán triệt phương châm xây dựng chất lượng quân đội, coi hải quân và không quân là hai quân chủng ưu tiên phát triển, với phương hướng "tiến sâu vào đại dương", đã tăng nhanh tốc độ xây dựng hải quân và không quân và các quân cảng. Quân đội VN thấy rằng việc coi trọng xây dựng hải quân không chỉ liên quan đến việc củng cố quốc phòng và sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, mà còn liên quan đến việc phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là kinh tế biển. Để tăng cường xây dựng hải quân hiện đại hóa, ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, VN đã chế định "Kế hoạch phát triển hải quân 10 năm", cấp riêng ngân sách cho việc nghiên cứu chế tạo và mua tàu chiến mới và các trang thiết bị khác của hải quân, xây dựng và mở rộng một số quân cảng quan trọng ở miền Trung và miền Nam. Bước sang thế kỷ 21, để thích ứng với nhu cầu tác chiến trong tương lai và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, VN lại đưa ra quy hoạch phát triển hải quân trung hạn và dài hạn. Dự định đến trước năm 2010, cố gắng tăng số lượng tàu chiến mới, dần dần thải loại các tàu chiến cũ, phát triển lực lượng tàu ngầm và lực lượng không quân thuộc hải quân; đến trước năm 2050, sẽ hình thành khả năng tác chiến độc lập, viễn dương và lập thể, thực hiện toàn diện việc chính quy hoá và hiện đại hoá hải quân. Để xây dựng lực lượng hải quân ven bờ thành hải quân viễn dương và hiện đại hóa, VN sẽ chi những khoản đầu tư lớn. Không những mua của Nga những trang bị tiên tiến cỡ lớn như tàu chiến trang bị tên lửa "Nhện độc", còn tự nghiên cứu chế tạo tàu hộ tống và tàu chiến trang bị tên lửa. Ngoài ra còn đầu tư 3,8 tỷ USD để xây dựng một quân cảng rộng 3000 hécta có thể sử dụng cho tàu chiến cỡ 4 vạn tấn ở vùng Đông Bắc VN. Dự tính, một khi quân cảng này xây xong, không chỉ giảm bớt khó khăn tàu chiến Việt Nam chỉ có thể neo đậu ở cảng Cam Ranh, mà còn tăng cường mạnh mẽ việc xây dưng cơ sở hạ tầng của hải quân VN, nâng cao khả năng đảm bảo tác chiến của hải quân VN lên trình độ mới. Các sĩ quan quân đội VN đã từng nói: "VN dự định đến trước năm 2015 sẽ xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại hóa, đến lúc này khả năng bảo vệ tuyến đường vận chuyển viễn dương và khả năng tác chiến trên biển sẽ đạt nhu cầu của hải quân hiện đại hoá. Theo tư duy của quân đội VN hiện nay, dải ven biển hình chữ "S" và những đảo nhỏ mà VN xâm chiếm ở Trường Sa sẽ tạo nên một hệ thống phòng vệ tương đối hoàn chỉnh, hải quân VN có thể "lấy điểm khống chế diện", lấy ưu thế địa lý phát huy tác dụng của các tàu chiến cỡ nhỏ, từ đó có thể đối kháng được với lực lượng hải quân mạnh của các nước khác trong khu vực. Giống như hải quân, không quân VN thành lập năm 1956, đã có bước phát triển mạnh cùng với tiến trình cải cách đổi mới của đất nước. Hiện nay không quân VN có 12 nghìn quân, biên chế thành 4 sư đoàn, 6 trung đoàn tiêm kích, 3 trung đoàn vận tải, 1 sư đoàn máy bay lên thẳng. Hiện được trang bị 394 máy bay chiến đấu, 47 máy bay trực thăng. Có tin cho biết VN có thể trong vòng 15 năm sẽ tiến hành hiện đại hóa lực lượng không quân với quy mô lớn. Trong vài năm tới VN trọng điểm cải tiến và đổi các loại máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không. Trong một thời gian dài, quân đội VN có xu thế "nhất biên đảo", hoàn toàn dựa vào Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga do kinh tế khó khăn không còn quan tâm đến VN.

Hiện nay cùng với việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa về kinh tế, VN cũng ý thức được rằng lợi ích quốc gia là hạt nhân trong quan hệ đối ngoại của VN, vì vậy trong khi thúc đẩy hợp tác quân sự đối ngoại đã vứt bỏ một phần mâu thuẫn về ý thức hệ, chú trọng lợi ích quốc gia với mức độ lớn nhất. Một mặt VN kiên trì kết hợp quốc phòng với ngoại giao, nhấn mạnh thực hiện đường lối ngoại giao hoà bình thực dụng "thêm bạn, bớt thù"; chủ trương thông qua hoà bình hiệp thương giải quyết tranh chấp, kiên trì việc phát triển quan hệ hữu hảo, với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước xung quanh, tạo ra môi trường an ninh bên ngoài tốt đẹp cho việc xây dựng quốc phòng. VN với tư cách là nước có thực lực quân sự mạnh nhất khu vực ĐNÁ, năm 1995 đã tham gia vào khối ASEAN, khiến sức mạnh quân sự của VN càng phát triển mà lại không khiến các nước ASEAN khác lo ngại. Mấy năm gần đây, cùng với việc vết thương do chiến tranh VN gây nên cho quan hệ Việt-Mỹ dần dần được lành, quan hệ VN và Mỹ cũng dần dần bình thường hóa. Năm 2006, chuyến thăm VN của Rumsfeld đã mở ra kênh mới cho việc mở rộng hơn nữa sự hợp tác quân sự Việt-Mỹ. Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng VN đã công khai nói :"Chúng tôi hoan nghênh họ (người Mỹ) giúp quân đội nhân dân hiện đại hóa. Hiện nay VN đang hợp tác quân sự với Mỹ, Nga và ấn Độ.

VN cũng đang tích cực mở rộng nguồn cung cấp vũ khí; hiện nay ngoài Nga và Ấn Độ ra, Pháp, Ba Lan, Ucraina cũng đều trở thành kênh cung ứng trang bị vũ khí cho VN; Ixraen, Bỉ, Đức, HQ, Anh cũng bắt đầu nhòm ngó vào thị trường vũ khí VN. Có thể dự đoán, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế VN, quân đội VN sẽ trở thành quân đội không thể xem thường ở khu vực ĐNÁ. 1.VN sẽ phấn đấu thành quốc gia có nền kinh tế Biển 2.Kinh tế Biển sẽ đóng góp 55% GDP vào năm 2020.Hiện nay Kinh tế biển chỉ đóng góp 15% vào GDP. 3.Xây dựng,hoàn thiện Học Thuyết Hải quân Việt.Xây dựng lực lượng Hải quân hùng mạnh ,đủ sức mạnh bảo vệ các quyền lợi kinh tế của Việt Nam trên khu vực Biển Đông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự khu vực ASEAN. Duyệt binh trên sân bay của ta tại đảo Trường Sa Lớn.Sân bay này được xây từ 1996, chỉ dùng được cho trực thăng và loại máy bay chiến đấu có tính năng cất/hạ cánh trên đường băng ngắn.Sắp tới ta sẽ kéo dài đường băng tới 3000m ,đủ để tất cả các loại máy bay hiện có có thể sử dụng được. Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết cùng chủ tịch tỉnh Bình Thuận đi thăm trung đoàn không quân tiêm kích - bom Su22.

Trung đoàn được trang bị 40 Su 22 được nâng cấp,mua từ Ba Lan vào năm ngoái.Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất ,sẽ là quả đấm mạnh của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.
Nguồn: dongdu.org

No comments:

Post a Comment